Lá neem Ấn Độ là gì? Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng

Lá neem Ấn Độ là gì? Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng

Ngày đăng: 03/05/2024 12:07 AM

    Lá neem Ấn Độ là gì? Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng
    Lá neem Ấn Độ có những công dụng đặc biệt gì? Cùng LinhCenShopping tìm hiểu đặc điểm, công dụng và cách sử dụng qua bài viết dưới đây ngay nhé!


    Cây neem Ấn Độ là cây gì?
    Cây neem có nguồn gốc từ đất nước Ấn Độ và dần được biết đến rộng rãi hơn với người dân Việt. Trước đây nó được dùng chủ yếu để phủ xanh rừng, tuy nhiên thì người dân Ấn Độ nhận ra được những công dụng của nó và sử dụng rộng rãi.

    Với những công dụng tuyệt vời của mình mà cây neem được ứng dụng rộng rãi trong ý học và làm đẹp. Tuy nhiên, hình dáng của cây neem Ấn Độ khá tương đồng với cây xoan Việt Nam.



    Đặc điểm cây neem Ấn Độ
    Cây lá neem Ấn Độ là loại cây thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây thuộc loại thân gỗ nên thời gian sinh trưởng rất nhanh, chiều cao có thể lên tới 15 - 20m, các nhánh cây tỏa ra xung quanh rậm rạp.

    Lá của cây thuộc dạng lá kép, lá con mọc đối xứng có hình dàn tựa như lông chim. Lá cây màu xanh đậm đẹp mắt, mép có hình răng cửa, hẹp và nhọn ở phần đầu, dài từ 8 – 10cm.

    Cây có hoa lưỡng tính và hoa đực, màu trắng, có mùi thơm dịu nhẹ, hoa phát triển từ nách lá. Quả hình bầu dục thon có màu xanh, khi chín chuyển sang màu nâu thẫm.

    Cây neem Ấn Độ hiện nay ở nước ta được trồng chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

    Bộ phận sử dụng làm dược liệu
    Lá và quả của cây neem Ấn Độ thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp. Cây neem Ấn Độ sinh trưởng quanh năm nhưng để bào chế dược liệu thì sẽ được thu hoạch theo đúng mùa vụ.

    Lá cây neem thường sẽ được thu hoạch làm dược liệu vào tháng 4 đến tháng 9 còn quả sẽ được thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 11. Một số phương pháp sơ chế và bảo quản mà bạn có thể tham khảo sau đây:

    Lá neem: Lá sau khi được hái xuống thì cần rửa sạch nhiều lần và để ráo nước. Sau đó sẽ tiến hành làm khô bằng cách phơi ở những nơi có bóng mát và tránh gió. Bảo quản trong túi kín không lọt không khí.
    Quả neem: Thu hoạch các quả chín, rửa sạch và để ráo, phơi ở những nơi có bóng mát cho đến khi khô. Bảo quản trong túi kín và sử dụng dần.
    Các bộ phân như thân, lá, quả của cây neem đều có thể ứng dụng làm dược liệu

    2 Công dụng của cây neem Ấn Độ
    Cây neem Ấn Độ được mệnh danh là thần dược, một loại cây có nhiều công dụng cho cuộc sống. Lá của cây neem có tính hàn, vị đắng và được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh.

    Loại cây này được nhiều nhà khoa học nghiên cứu các ứng dụng tuyệt vời của nó đối với y học. Trong mỗi cây neem Ấn Độ có chứa hơn 100 hợp chất hóa học khác nhau như canxi, phốt pho, chất béo, nimbolide, azadirachtin, diterpenoids,…


    3 Một số bài thuốc từ cây neem Ấn Độ
    Đối với bệnh tim mạch, béo phì: Uống nước nấu từ lá neem mỗi ngày có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu rõ rệt, rất phù hợp với người bị bệnh béo phì
    Viêm gan, xơ gan: Theo một nghiên cứu tại Ấn Độ thì trong lá cây neem có chứa chất azadirachta indica - một chất có tác dụng bảo vệ gan, ức chế các tác nhân gây hại gan. Bệnh nhân viêm gan, xơ gan có thể uống nước lá neem mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trị bệnh được diễn ra hiệu quả.
    Bệnh tiểu đường: Theo một nghiên cứu của Mỹ cho biết dùng lá neem uống liên tục trong 14 ngày có thể giảm được lượng đường trong máu hiệu quả. Vì thế người bị tiểu đường ở mức độ nhẹ, có nguy cơ mắc tiểu đường thì có thể dùng lá neem phơi khô làm trà uống hàng ngày.

    4 Lưu ý khi dùng cây neem Ấn Độ chữa bệnh
    Cây lá neem Ấn Độ có công dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại các tác dụng phụ nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách. Hãy tham khảo một số lưu ý khi dùng cây neem Ấn Độ chữa bệnh dưới đây:

    Tuyệt đối không sử dụng lá neem Ấn Độ đối với những đối tượng như bệnh nhân suy thận, suy gan nặng, phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi và trẻ sơ sinh.
    Không được sử dụng lá neem ở liều lượng quá cao vì có thể gây suy giảm tinh trùng ở nam giới và rối loạn kinh nguyệt đối với nữ giới.
    Cần phân biệt rõ ràng giữa cây neem Ấn Độ và cây xoan Việt Nam. Vì cây xoan Việt Nam rất độc và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.